Trước khi tiến hành cấy ghép implant, thăm khám và xét nghiệm khi trồng răng implant là rất cần thiết nhằm kiểm tra tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân. Điều này sẽ giúp bệnh nhân lường trước được tình trạng sức khoẻ của mình.
Khi thăm khám bác sĩ cũng nắm rõ tình trạng sức khoẻ đưa ra được phương án thích hợp giúp bệnh nhân yên tâm hơn trước khi thực hiện trồng răng implant.
1. Vì sao cần phải xét nghiệm khi trồng răng Implant ?
Trồng răng implant là phương pháp phục hình răng đã mất tiên tiến, ưu việt nhất hiện nay. Trồng răng implant mang lại tính thẩm mỹ và phục hồi khả năng ăn nhai như răng thật. Tuy nhiên, đây là một phương pháp có kỹ thuật tương đối phức tạp, đòi hỏi quy trình thực hiện phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn.
Theo đúng trình tự, các yếu tố cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật là: xét nghiệm máu, kiểm tra sức khoẻ tổng thể (các bệnh mãn tính), khám răng hàm mặt, khám bệnh răng miệng,… Điều đó giúp cho việc phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và hạn chế biến chứng trong và sau khi phẫu thuật.
2. Những xét nghiệm khi trồng răng Implant
Để đảm bảo tính an toàn và phục hình đẹp nhất bệnh nhân cần xét nghiệm trước khi cấy ghép Implant chi tiết như dưới đây:
Xét nghiệm máu trước khi trồng răng implant
Bệnh nhân rụng răng cửa chiếm số lượng nhiều vào độ tuổi trung niên. Ở độ tuổi trung niên, cơ thể bắt đầu có tương đối nhiều căn bệnh nguy hiểm như: huyết áp, tiểu đường, tim mạch. ..
Vì vậy, xét nghiệm máu để kiểm tra, đánh giá liệu số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu có đủ và thích hợp cho việc cấy ghép hay không rất quan trọng. Khi biết được các chỉ số huyết áp, chỉ số đông máu, thể tích máu, . .. bác sĩ sẽ kiểm soát bệnh nhân tốt hơn trong việc tiến hành cấy ghép implant.
Kiểm tra tình trạng sức khỏe bệnh nhân
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để kiểm tra toàn bộ tiền sử bệnh của bệnh nhân. Đó là bởi vì bệnh nhân mất răng trong lứa tuổi từ 60 đến 70 bị ảnh hưởng bởi bệnh tăng huyết áp với tỷ lệ rất cao.
- Các bác sĩ sẽ có hướng dẫn kiểm soát nhịp tim và huyết áp của bệnh nhân trong quá trình cấy ghép bằng cách:
- Chuẩn bị máy đo huyết áp thích hợp để giúp theo dõi và kiểm soát huyết áp hiệu quả
- Trước khi cấy ghép, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc để kiểm soát huyết áp, nhằm tránh tăng hoặc hạ huyết áp trong quá trình cấy ghép implant.
Kiểm tra và điều trị trước các bệnh lý răng miệng
Trước khi tiến hành cấy ghép implant, bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp vị trí mất răng nhằm tìm nguyên nhân gây mất răng và chữa trị triệt để các bệnh lý răng miệng (nếu có). Một số bệnh thường gặp có thể kể đến như viêm nướu, sâu răng, viêm chân răng. .. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc mất răng.
Nếu những bệnh lý răng miệng trên không được loại bỏ triệt để khi tiến hành cấy ghép implant sẽ dẫn đến nhiễm trùng hoặc đào thải implant. Để đảm bảo tính thẩm mỹ và tác dụng lâu dài của răng implant, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và loại bỏ các bệnh lý trên.
Kiểm tra chất lượng và số lượng xương
Chất lượng và số lượng xương, thường được ký hiệu là chỉ số HU, phải đạt từ 350 HU đến 1250 HU mới đủ tiêu chuẩn để cấy ghép trụ implant. Nếu chỉ số HU của xương quá thấp nghĩa là xương quá yếu, khi cấy ghép răng implant sẽ rất dễ bị rớt.
Nếu chỉ số HU trong xương quá cao chứng tỏ mật độ mô xương rất thấp, mạch máu trong xương quá nhỏ không thể nuôi dưỡng đầy đủ thành xương sẽ làm chậm lại quá trình lành vết thương.
Thành xương hàm
Bác sĩ sẽ xác định tình trạng xương hàm thông qua việc chụp CT toàn hàm hoặc máy X-quang CT Cone Beam 3D, kiểm tra xoang hàm và xem răng mất có phù hợp với cấy ghép implant hay không. Tình trạng và chất lượng xương hàm tốt tuy nhiên thành xương hàm quá mỏng cũng không phù hợp với cấy ghép.
Nếu chỉ mất răng mà độ cứng của xương hàm còn đảm bảo, chất lượng xương và độ dày của nướu bình thường thì hoàn toàn thích hợp để cấy ghép implant. Đối với những trường hợp mất răng lâu năm thì chỉ có phương pháp cấy ghép thêm xương. Khi đó bệnh nhân mới đủ điều kiện cấy ghép implant an toàn và hiệu quả.
Xem thêm: Răng implant có sử dụng vĩnh viễn không ?